Tìm hiểu về ý nghĩa của Ngũ hành tương sinh tương khắc mới nhất là chủ đề trong content hôm nay của Feliz Home Hoàng Mai. Đọc nội dung để biết chi tiết nhé. Theo quan niệm của phương Đông, ngũ hành là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động đến vạn vật trên trái đất. Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với mối quan hệ tương sinh và tương khắc với nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển và vận động của mỗi người. Hiểu về ngũ hành bạn sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng và thoải mái hơn.
I. Ngũ Hành là gì?
Ngũ Hành là 5 hành tố bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, đây là 5 vật chất tạo nên thế giới, tương ứng với kim loại, cây, nước, lửa và đất. Những yếu tố này là không thể thiếu và có tác động rất lớn đến sự vận hành của trái đất và phát triển của con người.
Ngũ hành có đặc tính lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Cũng theo quan niệm của phương Đông, ngũ hành tồn tại và được ứng dụng trong tất cả phương diện của cuộc sống. Từ con số, màu sắc, bộ phận cơ thể,…cho đến các mùa trong năm. Thậm chí mua đất hay mua nhà cũng cần phải xem xét phương diện này.
II. Các quy luật trong ngũ hành
Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều là quy luật tương sinh và quy luật tương khắc. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản nhất để duy trì sự sống của vạn vật.
1. Quy luật tương sinh
Tương sinh luôn cho thấy sự tốt đẹp vì nó thể hiện qua sự thúc đẩy, hỗ trợ và tác động lẫn nhau để cùng phát triển. 5 hành tố trong ngũ hành sẽ có quy luật tương sinh như sau:
-
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Lửa lấy gỗ làm nguyên liệu đốt.
-
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
-
- Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
-
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
-
- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Với quy luật này, người ta sẽ lựa chọn những thứ phù hợp với mệnh của mình để đem lại may mắn. Ví dụ mệnh hỏa hợp với mệnh Thổ, nên người mệnh Hỏa cũng có thể sử dụng những vật có màu sắc đại diện của mệnh Thổ.
2. Quy luật tương khắc
Ngược lại với quy luật tương sinh, tương khắc thể hiện sự cản trợ, khắc chế. Quy luật này có hai mối quan hệ bao gồm cái nó khắc và cái khắc nó. Mặc dù tương khắc cho thấy sự sát phạt, áp chế nhưng nó là cái phải có để cân bằng. Tuy nhiên nếu mức độ thái quá thì sẽ dẫn đến sự diệt vong.
Quy luật tương khắc được thể hiện cụ thể như sau:
-
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
-
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
-
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
-
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
-
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Dựa vào quy luật tương khắc, người ta có thể tránh được những việc xui xẻo đối với mình và gia đình. Ví dụ người mệnh Thủy sẽ hạn chế hoặc không nên dùng những thứ có liên quan đến mệnh Thổ.
Quy luật tương sinh và tương khắc có vai trò quan trọng đem đến sự cân bằng cho vũ trụ, chính vì vậy nó phải tồn tại song hành. Tốt nhất nên ở mức độ vừa phải, sinh nhiều quá sẽ dẫn đến sự phát triển cực độ gây ra tác hại, khắc nhiều thì vạn vật sẽ bị hủy diệt không thể phát triển.
3. Bảng tương sinh tương khắc
III. Xác định mệnh dựa vào năm sinh
Dựa vào năm sinh, người ta có thể xác định được bản thân thuộc mệnh nào, cụ thể:
Người mệnh kim sinh năm: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015 …
Người mệnh mộc sinh năm: 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2018, 2019…
Người mệnh thủy sinh năm: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013…
Người mệnh hỏa sinh năm: 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009, 2016, 2017,…
Người mệnh thổ sinh năm: 1946, 1946, 1960, 1961, 1968, 1989, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006…
IV. Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc
1. Ứng dụng xem hướng xây nhà
Hiện nay, học thuyết Ngũ hành vẫn được vận dụng phổ biến trong đời sống, y học cổ truyền, cây trồng, xây dựng kiến trúc, màu sắc… Đặc biệt ứng dụng ngũ hành vào việc xác định hướng tốt cho gia chủ. Ứng dụng ngũ hành xem hướng để xây dựng nhà phụ hợp với gia chủ:
– Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
– Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
– Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
– Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
– Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
2. Ứng dụng Ngũ Hành xem tuổi bố mẹ sinh con
Hiện nay việc ứng dụng Ngũ Hành xem tuổi bố mẹ sinh con được áp dụng nhiều nhất. Bố mẹ cần kiểm tra xem ngũ hành của mình, xem sinh khắc với những mệnh ngũ hành nào?
Sau đó, bố mẹ chọn năm sinh con có ngũ hành tương sinh, tránh chọn những năm sinh con có mệnh ngũ hành tương khắc vì sẽ không tốt.
Trường hợp Ngũ Hành của bố mẹ và con không hợp, thì con không hợp với bố mẹ. Đây được coi là Tiểu Hung.
Trường hợp bố mẹ không hợp với tuổi con thì được gọi là Đại hung. Nếu trúng phải năm Ngũ Hành của bố mẹ tương khắc với con, tức là Đại hung, thì bố mẹ cần đặc biệt tránh vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận mệnh của cả con lẫn bố mẹ.
V. Bí quyết lựa chọn đất dựa vào ngũ hành
Nhờ có ngũ hành tương sinh và tương khác mà bạn cũng có thể lựa chọn mảnh đất tốt để xây nhà hoặc kinh doanh. Khi mua đất, mua nhà bạn nên lưu ý một vài điểm sau để lựa chọn được mảnh đất tốt.
Thứ nhất tránh ngũ hành tương khắc, phải dựa vào ngũ hành tương sinh để luận đoán mảnh đất đó.
Thứ hai tránh những mảnh đất hình tam giác nhọn ở phương Nam vì Phương Nam tượng trưng cho hỏa, tam giác nhọn cũng biểu trưng cho hỏa. Nếu hỏa gặp hỏa sẽ có điềm xấu, dễ dẫn đến kiện tụng.
Thứ ba lựa chọn được thế đất dáng tròn ở phương Tây là điều tốt. Phương Tây biểu trưng cho kim, kim gặp kim của hình tròn thì sẽ làm ăn phát đạt, của cải vào nhà như nước.
Thứ năm gia chủ muốn có con cái đuề huề thì lựa chọn thế đất dài ở phương Đông sẽ rất tốt.
IV. Bảng Tra Cứu Cung, Mệnh Cho từ năm 1930-2030
Năm sinh | Âm lịch | Giải Nghĩa | Ngũ hành | Giải Nghĩa | Cung nam | Cung nữ |
1930 | Canh Ngọ | Thất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà) |
Thổ + | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1931 | Tân Mùi | Đắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc) |
Thổ – | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1932 | Nhâm Thân | Thanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú) |
Kim + | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1933 | Quý Dậu | Lâu Túc Kê
(Gà nhà gác) |
Kim – | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1934 | Giáp Tuất | Thủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình) |
Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1935 | Ất Hợi | Quá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi) |
Hỏa – | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1936 | Bính Tý | Điền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng) |
Thủy + | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1937 | Đinh Sửu | Hồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước) |
Thủy – | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1938 | Mậu Dần | Quá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng) |
Thổ + | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1939 | Kỷ Mão | Sơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng) |
Thổ – | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1940 | Canh Thìn | Thứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung) |
Kim + | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1941 | Tân Tỵ | Đông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông) |
Kim – | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1942 | Nhâm Ngọ | Quân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến) |
Mộc + | Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1943 | Quý Mùi | Quần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn) |
Mộc – | Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1944 | Giáp Thân | Quá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây) |
Thủy + | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1945 | Ất Dậu | Xướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa) |
Thủy – | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1946 | Bính Tuất | Tự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ) |
Thổ + | Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1947 | Đinh Hợi | Quá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi) |
Thổ – | Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1948 | Mậu Tý | Thương Nội Chi Trư
(Chuột trong kho) |
Hỏa + | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1949 | Kỷ Sửu | Lâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng) |
Hỏa – | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1950 | Canh Dần | Xuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi) |
Mộc + | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1951 | Tân Mão | Ẩn Huyệt Chi Thố
(Thỏ trong hang) |
Mộc – | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1952 | Nhâm Thìn | Hành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa) |
Thủy + | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1953 | Quý Tỵ | Thảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ) |
Thủy – | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1954 | Giáp Ngọ | Vân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây) |
Kim + | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1955 | Ất Mùi | Kính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến) |
Kim – | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1956 | Bính Thân | Sơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi) |
Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1957 | Đinh Dậu | Độc Lập Chi Kê
(Gà độc thân) |
Hỏa – | Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1958 | Mậu Tuất | Tiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi) |
Mộc + | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1959 | Kỷ Hợi | Đạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện) |
Mộc – | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1960 | Canh Tý | Lương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà) |
Thổ + | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1961 | Tân Sửu | Lộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường) |
Thổ – | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1962 | Nhâm Dần | Quá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng) |
Kim + | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1963 | Quý Mão | Quá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng) |
Kim – | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1964 | Giáp Thìn | Phục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm) |
Hỏa + | Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1965 | Ất Tỵ | Xuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang) |
Hỏa – | Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1966 | Bính Ngọ | Hành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường) |
Thủy+ | Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1967 | Đinh Mùi | Thất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn) |
Thủy– | Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1968 | Mậu Thân | Độc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân) |
Thổ+ | Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1969 | Kỷ Dậu | Báo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy) |
Thổ– | Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1970 | Canh Tuất | Tự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa) |
Kim+ | Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1971 | Tân Hợi | Khuyên Dưỡng Chi Trư
(Lợn nuôi nhốt) |
Kim– | Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1972 | Nhâm Tý | Sơn Thượng Chi Thử
(Chuột trên núi) |
Mộc + | Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1973 | Quý Sửu | Lan Ngoại Chi Ngưu
(Trâu ngoài chuồng) |
Mộc – | Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1974 | Giáp Dần | Lập Định Chi Hổ
(Hổ tự lập) |
Thủy+ | Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1975 | Ất Mão | Đắc Đạo Chi Thố
(Thỏ đắc đạo) |
Thủy– | Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1976 | Bính Thìn | Thiên Thượng Chi Long
(Rồng trên trời) |
Thổ+ | Sa Trung Thổ
(Đất pha cát) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1977 | Đinh Tỵ | Đầm Nội Chi Xà
(Rắn trong đầm) |
Thổ– | Sa Trung Thổ
(Đất pha cát) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1978 | Mậu Ngọ | Cứu Nội Chi Mã
(Ngựa trong chuồng) |
Hỏa+ | Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1979 | Kỷ Mùi | Thảo Dã Chi Dương
(Dê đồng cỏ) |
Hỏa– | Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1980 | Canh Thân | Thực Quả Chi Hầu
(Khỉ ăn hoa quả) |
Mộc+ | Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1981 | Tân Dậu | Long Tàng Chi Kê
(Gà trong lồng) |
Mộc – | Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1982 | Nhâm Tuất | Cố Gia Chi Khuyển
(Chó về nhà) |
Thủy + | Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1983 | Quý Hợi | Lâm Hạ Chi Trư
(Lợn trong rừng) |
Thủy – | Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1984 | Giáp Tý | Ốc Thượng Chi Thử
(Chuột ở nóc nhà) |
Kim + | Hải Trung Kim
(Vàng trong biển) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1985 | Ất Sửu | Hải Nội Chi Ngưu
(Trâu trong biển) |
Kim – | Hải Trung Kim
(Vàng trong biển) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1986 | Bính Dần | Sơn Lâm Chi Hổ
(Hổ trong rừng) |
Hỏa + | Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1987 | Đinh Mão | Vọng Nguyệt Chi Thố
(Thỏ ngắm trăng) |
Hỏa – | Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1988 | Mậu Thìn | Thanh Ôn Chi Long
(Rồng ôn hoà) |
Mộc + | Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1989 | Kỷ Tỵ | Phúc Khí Chi Xà
(Rắn có phúc) |
Mộc – | Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1990 | Canh Ngọ | Thất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà) |
Thổ + | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1991 | Tân Mùi | Đắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc) |
Thổ – | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1992 | Nhâm Thân | Thanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú) |
Kim + | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1993 | Quý Dậu | Lâu Túc Kê
(Gà nhà gác) |
Kim – | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1994 | Giáp Tuất | Thủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình) |
Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1995 | Ất Hợi | Quá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi) |
Hỏa – | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1996 | Bính Tý | Điền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng) |
Thủy + | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1997 | Đinh Sửu | Hồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước) |
Thủy – | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1998 | Mậu Dần | Quá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng) |
Thổ + | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1999 | Kỷ Mão | Sơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng) |
Thổ – | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2000 | Canh Thìn | Thứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung) |
Kim + | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2001 | Tân Tỵ | Đông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông) |
Kim – | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2002 | Nhâm Ngọ | Quân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến) |
Mộc + | Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2003 | Quý Mùi | Quần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn) |
Mộc – | Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2004 | Giáp Thân | Quá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây) |
Thủy + | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2005 | Ất Dậu | Xướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa) |
Thủy – | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2006 | Bính Tuất | Tự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ) |
Thổ + | Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2007 | Đinh Hợi | Quá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi) |
Thổ – | Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2008 | Mậu Tý | Thương Nội Chi Thư
(Chuột trong kho) |
Hỏa + | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2009 | Kỷ Sửu | Lâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng) |
Hỏa – | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2010 | Canh Dần | Xuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi) |
Mộc + | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2011 | Tân Mão | Ẩn HuyệtChi Thố
(Thỏ) |
Mộc – | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2012 | Nhâm Thìn | Hành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa) |
Thủy + | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2013 | Quý Tỵ | Thảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ) |
Thủy – | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2014 | Giáp Ngọ | Vân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây) |
Kim + | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2015 | Ất Mùi | Kính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến) |
Kim – | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2016 | Bính Thân | Sơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi) |
Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2017 | Đinh Dậu | Độc Lập Chi Kê
(Gà độc thân) |
Hỏa – | Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2018 | Mậu Tuất | Tiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi) |
Mộc + | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2019 | Kỷ Hợi | Đạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện) |
Mộc – | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2020 | Canh Tý | Lương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà) |
Thổ + | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2021 | Tân Sửu | Lộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường) |
Thổ – | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
2022 | Nhâm Dần | Quá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng) |
Kim + | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
2023 | Quý Mão | Quá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng) |
Kim – | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2024 | Giáp Thìn | Phục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm) |
Hỏa + | Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2025 | Ất Tỵ | Xuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang) |
Hỏa – | Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2026 | Bính Ngọ | Hành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường) |
Thủy + | Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời) |
Khảm Thủy | Cấn Thổ |
2027 | Đinh Mùi | Thất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn) |
Thủy – | Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
2028 | Mậu Thân | Độc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân) |
Thổ + | Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2029 | Kỷ Dậu | Báo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy) |
Thổ – | Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2030 | Canh Tuất | Tự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa) |
Kim + | Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
Trên đây là tất tần tật về thông tin của ngũ hành tương sinh tương khắc do đội ngũ Yaytext tổng hợp mới nhất năm 2022. Nếu bạn nắm được quy luật ngũ hành và biết cách ứng dụng nó vào cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy mọi việc trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.